Ernest Hemingway

Ernest Hemingway (1899-1961) (Wikipedia)

The Old Man and the Sea (Wikipedia)

The Old Man and the Sea (as published in full in Life Magazine, September 1, 1952), illust. by Noel Sickles

The sun was rising for the third time since he had put to sea when the fish started to circle.

He could not see by the slant of the line that the fish was circling. It was too early for that. He just felt a faint slackening of the pressure of the line and he commenced to pull on it gently with his right hand. It tightened, as always, but just when he reached the point where it would break, line began to come in. He slipped his shoulders and head from under the line and began to pull in line steadily and gently. He used both of his hands in a swinging motion and tried to do the pulling as much as he could with his body and his legs. His old legs and shoulders pivoted with the swinging of the pulling.

“It is a very big circle,” he said. “But he is circling.” Then the line would not come in any more and he held it until he saw the drops jumping from it in the sun. Then it started out and the old man knelt down and let it go grudgingly back into the dark water.

“He is making the far part of his circle now,” he said. I must hold all I can, he thought. The strain will shorten his circle each time. Perhaps in an hour I will see him. Now I must convince him and then I must kill him.

But the fish kept on circling slowly and the old man was wet with sweat and tired deep into his bones two hours later. But the circles were much shorter now and from the way the line slanted he could tell the fish had risen steadily while he swam.

For an hour the old man had been seeing black spots before his eyes and the sweat salted his eyes and salted the cut over his eye and on his forehead. He was not afraid of the black spots. They were normal at the tension that he was pulling on the line. Twice, though, he had felt faint and dizzy and that had worried him.

“I could not fail myself and die on a fish like this,” he said. “Now that I have him coming so beautifully, God help me endure. I’ll say a hundred Our Fathers and a hundred Hail Marys. But I cannot say them now.

Consider them said, he thought. I’ll say them later. Just then he felt a sudden banging and jerking on the line he held with his two hands. It was sharp and hard-feeling and heavy.

He is hitting the wire leader with his spear, he thought. That was bound to come. He had to do that. It may make him jump though and I would rather he stayed circling now. The jumps were necessary for him to take air. But after that each one can widen the opening of the hook wound and he can throw the hook.

“Don’t jump, fish,” he said. “Don’t jump.”

The fish hit the wire several times more and each time he shook his head the old man gave up a little line.

I must hold his pain where it is, he thought. Mine does not matter. I can control mine. But his pain could drive him mad.

After a while the fish stopped beating at the wire and started circling slowly again. The old man was gaining line steadily now. But he felt faint again. He lifted some sea water with his left hand and put it on his head. Then he put more on and rubbed the back of his neck.

“I have no cramps,” he said. “He’ll be up soon and I can last. You have to last. Don’t even speak of it.”

He kneeled against the bow and, for a moment, slipped the line over his back again. I’ll rest now while he goes out on the circle and then stand up and work on him when he comes in, he decided.

It was a great temptation to rest in the bow and let the fish make one circle by himself without recovering any line. But when the strain showed the fish had turned to come toward the boat, the old man rose to his feet and started the pivoting and the weaving pulling that brought in all the line he gained.

I’m tireder than I have ever been, he thought, and now the trade wind is rising. But that will be good to take him in with. I need that badly.

“I’ll rest on the next turn as he goes out,” he said. “I feel much better. Then in two or three turns more I will have him.”

His straw hat was far on the back of his head and he sank down into the bow with the pull of the line as he felt the fish turn.

You work now, fish, he thought. I’ll take you at the turn.

The sea had risen considerably. But it was a fair-weather breeze and he had to have it to get home.

“I’ll just steer south and west,” he said. “A man is never lost at sea and it is a long island.”

It was on the third turn that he saw the fish first.

He saw him first as a dark shadow that took so long to pass under the boat that he could not believe its length.

“No,” he said. “He can’t be that big.”

But he was that big and at the end of this circle he came to the surface only thirty yards away and the man saw his tail out of water. It was higher than a big scythe blade and a very pale lavender above the dark blue water. It raked back and as the fish swam just below the surface the old man could see his huge bulk and the purple stripes that banded him. His dorsal fin was down and his huge pectorals were spread wide.

On this circle the old man could see the fish’s eye and the two gray sucking fish that swain around him. Sometimes they attached themselves to him. Sometimes they darted off. Sometimes they would swim easily in his shadow. They were each over three feet long and when they swam fast they lashed their whole bodies like eels.

The old man was sweating now but from something else besides the sun. On each calm placid turn the fish made he was gaining line and he was sure that in two turns more he would have a chance to get the harpoon in.

But I must get him close, close, close, he thought. I mustn’t try for the head. I must get the heart.

“Be calm and strong, old man,” he said.

On the next circle the fish’s beck was out but he was a little too far from the boat. On the next circle he was still too far away but he was higher out of water and the old man was sure that by gaining some more line he could have him alongside.

He had rigged his harpoon long before and its coil of light rope was in a round basket and the end was made fast to the bitt in the bow.

The fish was coming in on his circle now calm and beautiful looking and only his great tail moving. The old man pulled on him all that he could to bring him closer. For just a moment the fish turned a little on his side. Then he straightened himself and began another circle.

“I moved him,” the old man said. “I moved him then.”

He felt faint again now but he held on the great fish all the strain that he could. I moved him, he thought. Maybe this time I can get him over. Pull, hands, he thought. Hold up, legs. Last for me, head. Last for me. You never went. This time I’ll pull him over.

But when he put all of his effort on, starting it well out before the fish came alongside and pulling with all his strength, the fish pulled part way over and then righted himself and swam away.

“Fish,” the old man said. “Fish, you are going to have to die anyway. Do you have to kill me too?”

That way nothing is accomplished, he thought. His mouth was too dry to speak but he could not reach for the water now. I must get him alongside this time, he thought. I am not good for many more turns. Yes you are, he told himself. You’re good for ever.

On the next turn, he nearly had him. But again the fish righted himself and swam slowly away.

You are killing me, fish, the old man thought. But you have a right to. Never have I seen a greater, or more beautiful, or a calmer or more noble thing than you, brother. Come on and kill me. I do not care who kills who.

Now you are getting confused in the head, he thought. You must keep your head clear. Keep your head clear and know how to suffer like a man. Or a fish, he thought.

“Clear up, head,” he said in a voice he could hardly hear. “Clear up.”

Twice more it was the same on the turns.

I do not know, the old man thought. He had been on the point of feeling himself go each time. I do not know. But I will try it once more.

He tried it once more and he felt himself going when he turned the fish. The fish righted himself and swam off again slowly with the great tail weaving in the air.

I’ll try it again, the old man promised, although his hands were mushy now and he could only see well in flashes.

He tried it again and it was the same. So he thought, and he felt himself going before he started; I will try it once again.

He took all his pain and what was left of his strength and his long gone pride and he put it against the fish’s agony and the fish came over onto his side and swam gently on his side, his bill almost touching the planking of the skiff and started to pass the boat, long, deep, wide, silver and barred with purple and interminable in the water.

The old man dropped the line and put his foot on it and lifted the harpoon as high as he could and drove it down with all his strength, and more strength he had just summoned, into the fish’s side just behind the great chest fin that rose high in the air to the altitude of the man’s chest. He felt the iron go in and he leaned on it and drove it further and then pushed all his weight after it.

Then the fish came alive, with his death in him, and rose high out of the water showing all his great length and width and all his power and his beauty. He seemed to hang in the air above the old man in the skiff. Then he fell into the water with a crash that sent spray over the old man and over all of the skiff.

The old man felt faint and sick and he could not see well. But he cleared the harpoon line and let it run slowly through his raw hands and, when he could see, he saw the fish was on his back with his silver belly up. The shaft of the harpoon was projecting at an angle from the fish’s shoulder and the sea was discolouring with the red of the blood from his heart. First it was dark as a shoal in the blue water that was more than a mile deep. Then it spread like a cloud. The fish was silvery and still and floated with the waves.

The old man looked carefully in the glimpse of vision that he had. Then he took two turns of the harpoon line around the bitt in the bow and hid his head on his hands.

“Keep my head dear,” he said against the wood of the bow. “I am a tired old man. But I have killed this fish which is my brother and now I must do the slave work.”

Now I must prepare the nooses and the rope to lash him alongside, he thought. Even if we were two and swamped her to load him and bailed her out, this skiff would never hold him. I must prepare everything, then bring him in and lash him well and step the mast and set sail for home.

He started to pull the fish in to have him alongside so that he could pass a line through his gills and out his mouth and make his head fast alongside the bow. I want to see him, he thought, and to touch and to feel him. He is my fortune, he thought. But that is not why I wish to feel him. I think I felt his heart, he thought. When I pushed on the harpoon shaft the second time. Bring him in now and make him fast and get the noose around his tail and another around his middle to bind him to the skiff.

“Get to work, old man,” he said. He took a very [95] small drink of the water. “There is very much slave work to be done now that the fight is over.”

He looked up at the sky and then out to his fish. He looked at the sun carefully. It is not much more than noon, he thought. And the trade wind is rising. The lines all mean nothing now. The boy and I will splice them when we are home.

“Come on, fish,” he said. But the fish did not come.

Instead he lay there wallowing now in the seas and the old man pulled the skiff upon to him.

When he was even with him and had the fish’s head against the bow he could not believe his size. But he untied the harpoon rope from the bitt, passed it through the fish’s gills and out his jaws, made a turn around his sword then passed the rope through the other gill, made another turn around the bill and knotted the double rope and made it fast to the bitt in the bow. He cut the rope then and went astern to noose the tail. The fish had turned silver from his original purple and silver, and the stripes showed the same pale violet colour as his tail. They were wider than a man’s hand with his fingers spread and the fish’s eye looked as detached as the mirrors in a periscope or as a saint in a procession.

“It was the only way to kill him,” the old man said. He was feeling better since the water and he knew he would not go away and his head was clear. He’s over fifteen hundred pounds the way he is, he thought. Maybe much more. If he dresses out two-thirds of that at thirty cents a pound?

“I need a pencil for that,” he said. “My head is not that clear. But I think the great DiMaggio would be proud of me today. I had no bone spurs. But the hands and the back hurt truly.” I wonder what a bone spur is, he thought. Maybe we have them without knowing of it.

He made the fish fast to bow and stern and to the middle thwart. He was so big it was like lashing a much bigger skiff alongside. He cut a piece of line and tied the fish’s lower jaw against his bill so his mouth would not open and they would sail as cleanly as possible. Then he stepped the mast and, with the stick that was his gaff and with his boom rigged, the patched sail drew, the boat began to move, and half lying in the stern he sailed south-west.

He did not need a compass to tell him where southwest was. He only needed the feel of the trade wind and the drawing of the sail. I better put a small line out with a spoon on it and try and get something to eat and drink for the moisture. But he could not find a spoon and his sardines were rotten. So he hooked a patch of yellow Gulf weed with the gaff as they passed and shook it so that the small shrimps that were in it fell onto the planking of the skiff. There were more than a dozen of them and they jumped and kicked like sand fleas. The old man pinched their heads off with his thumb and forefinger and ate them chewing up the shells and the tails. They were very tiny but he knew they were nourishing and they tasted good.

The old man still had two drinks of water in the bottle and he used half of one after he had eaten the shrimps. The skiff was sailing well considering the handicaps and he steered with the tiller under his arm. He could see the fish and he had only to look at his hands and feel his back against the stern to know that this had truly happened and was not a dream. At one time when he was feeling so badly toward the end, he had thought perhaps it was a dream. Then when he had seen the fish come out of the water and hang motionless in the sky before he fell, he was sure there was some great strangeness and he could not believe it.

Then he could not see well, although now he saw as well as ever. Now he knew there was the fish and his hands and back were no dream. The hands cure quickly, he thought. I bled them clean and the salt water will heal them. The dark water of the true gulf is the greatest healer that there is. All I must do is keep the head clear. The hands have done their work and we sail well. With his mouth shut and his tail straight up and down we sail like brothers. Then his head started to become a little unclear and he thought, is he bringing me in or am I bringing him in? If I were towing him behind there would be no question. Nor if the fish were in the skiff, with all dignity gone, there would be no question either. But they were sailing together lashed side by side and the old man thought, let him bring me in if it pleases him. I am only better than him through trickery and he meant me no harm.

They sailed well and the old man soaked his hands in the salt water and tried to keep his head clear. There were high cumulus clouds and enough cirrus above them so that the old man knew the breeze would last all night. The old man looked at the fish constantly [99] to make sure it was true. It was an hour before the first shark hit him.

Ông Già và Biển Cả (Trích)

(Ngữ Văn 12, Tập 2, 2011, Ông Già và Biển Cả, trích, 126-135)

Bản dịch  trong SGK của Lê Huy Bắc, NXB Văn học, Hà Nội, 2004. Bản dịch dưới đây khác một vài câu chữ so với bản dịch của Lê Huy Bắc (không rõ tên người dịch và nguồn do người sưu tập lưu lại đã lâu, thậm chí còn đã sửa đổi một số chi tiết của bản dịch).

Mặt trời đang mọc lên lần thứ ba kể từ lúc lão ra khơi thì con cá bắt đầu lượn vòng.

Lão chưa thể nhìn độ nghiêng của sợi dây để biết con cá đang bơi tròn. Hãy còn quá sớm cho điều đó. Lão chỉ cảm nhận áp lực của sợi dây hơi chùng lại và dùng tay phải, lão nhẹ nhàng kéo vào. Sợi dây chững lại, như mọi khi, nhưng lão kéo đến điểm sắp đứt thì sợi dây bắt đầu thu vào. Lão lách vai và đầu ra khỏi sợi dây và bắt đầu từ từ kéo nhịp nhàng. Lão dùng cả hai tay, lắc người, dồn hết lực của cả cơ thể, của chân trụ ra mà kéo. Đôi chân già nua và vai lão bắt nhịp với mỗi cử động qua lại của đôi tay.

“Vòng tròn rất lớn”, lão nói. “Nhưng con cá đã quay tròn”.

Rồi sợi dây không nhích thêm tí nào nữa, lão kéo cho tới lúc lão thấy trong ánh nắng, những giọt nước từ sợi dây bắn ra. Thế rồi sợi dây bị kéo xuống, ông lão quỳ gối để nó lao hút trở lại vào trong vùng nước tối.

“Bây giờ nó đang lượn đến chỗ xa nhất của vòng tròn rồi đấy”, lão nói. Mình phải dốc sức ra mà níu lại, lão nghĩ. Độ căng sẽ dần thu hẹp các vòng lượn. Có lẽ độ tiếng nữa mình sẽ nhìn thấy nó. Bây giờ mình phải khuất phục nó rồi sau đó mình phải giết nó.

Nhưng con cá vẫn chậm rãi lượn vòng và hai giờ sau mồ hôi ướt đẫm người ông lão, lão mệt đến tận xương. Bây giờ vòng tròn đã hẹp hơn nhiều; nhìn độ chếch của sợi dây lão có thể biết con cá dần ngoi lên trong lúc bơi.

Ông lão thấy hoa mắt suốt cả tiếng đồng hồ, mồ hôi làm mắt lão cay xè, vết cắt trên trán và mắt lão ran rát. Lão không ngại chuyện hoa mắt. Chứng ấy bình thường khi cứ phải căng người ra mà kéo sợi dây. Nhưng đã hai lần lão cảm thấy chóng mặt và choáng váng; điều ấy khiến lão sợ.

“Ta không thể lả người chết vì một con cá như thế này được”, lão nói. “Bây giờ là lúc ta đưa nó lên một cách ngon lành, Chúa giúp ta chịu đựng. Ta sẽ đọc một trăm lần kinh lạy Cha và một trăm lần kinh Mừng Đức Mẹ. Nhưng lúc này thì ta chưa thể đọc”.

Cứ xem như mình đã hứa, lão nghĩ. Mình sẽ đọc sau vậy.

Đúng lúc đó lão cảm thấy sợi dây nảy mạnh, đột ngột; lão dùng cả hai tay giữ. Sợi dây nặng nề, nghiến mạnh, bỏng rát.

Lưỡi kiếm của con cá đang quật vào đoạn dây thép đáy, lão nghĩ. Chuyện ấy tất xảy ra. Nó phải làm như thế. Nhưng điều đó sẽ làm con cá nhảy lên, bây giờ mình muốn nó hãy lượn vòng đi thôi. Những cú nhảy cũng cần để nó chứa đầy không khí. Nhưng sau mỗi lần nhảy, chỗ lưỡi câu móc vào sẽ bị rộng hơn rồi nó có thể hất văng ra.

“Đừng nhảy, cá”, lão nói. “Đừng nhảy”.

Con cá quật sợi dây thêm vài lần nữa và cứ mỗi lần nó văng đầu, ông lão lại nới thêm chút dây.

Mình phải giữ cho nó đừng đau quá, lão nghĩ. Nỗi đau của ta thì không thành vấn đề. Ta có thể chế ngự. Nhưng nỗi đau của con cá thì có thể khiến nó cuồng lên.

Lát sau, con cá không quật dây đáy nữa và bắt đầu lại lượn vòng chầm chậm. Bây giờ ông lão thong thả thu dây. Nhưng lão lại cảm thấy choáng váng. Lão đưa tay trái vốc ít nước biển vỗ lên đầu. Rồi lão tiếp tục vỗ thêm, xoa cả xuống gáy.

“Ta không để bị chuột rút”, lão nói. “Chốc nữa nó sẽ ngoi lên và ta có thể cầm cự. Mày phải cầm cự. Chớ có nói lằng nhằng”.

Lão tì gối vào mạn thuyền một lúc rồi lại quàng sợi dây lên lưng. Bây giờ mình sẽ nghỉ một lát trong lúc nó mải lượn vòng dưới kia rồi khi nó ngoi lên mình sẽ đứng dậy chiến đấu, lão quyết định.

Được nghỉ ngơi ở đằng mũi thuyền, để mặc con cá bơi vòng mà không phải kéo dây thì quả thật là cám dỗ quá mức. Nhưng khi độ căng của sợi dây cho thấy con cá quay về phía thuyền, ông lão nhổm người dậy, xoay, lắc, kéo tất chỗ dây thu được vào.

Chưa bao giờ mình mệt như thế này, lão nghĩ, bây giờ gió mậu dịch đang nổi lên. Nhưng đấy sẽ là hướng gió thuận lợi để đưa con cá vào bờ. Mình rất cần thứ gió này.

“Lượt tới nó sẽ lượn ra, ta sẽ nghỉ”, lão nói. “Ta cảm thấy đỡ hơn nhiều. Chỉ hai ba vòng nữa thôi thì ta sẽ có nó”.

Chiếc mũ rơm của lão trật ra sau gáy và lão ngồi thụp xuống mũi thuyền với sức kéo sợi dây, khi lão cảm thấy con cá lượn lại.

Bây giờ mày cứ lượn đi, cá, lão nghĩ. Tao sẽ tóm mày ở đường lượn. 

Biển dậy sóng. Nhưng gió ấy chỉ xuất hiện vào những lúc thời tiết tốt và lão cần nó để trở về đất liền.

“Ta chỉ việc lái theo hướng tây nam”, lão nói. “Người ta không bao giờ lạc trên biển và đây lại là một hòn đảo dài”.

Đến vòng thứ ba, lão lần đầu tiên thấy con cá.

Thoạt tiên lão thấy một cái bóng đen vượt dài qua dưới con thuyền, đến mức lão không thể tin nổi độ dài của nó.

“Không”, lão nói. “Nó không thể lớn như thế được”.

Nhưng đúng là con cá lớn như thế và đến cuối đường vòng ấy, chỉ cách chừng hai lăm mét, nó trồi lên và lão nom thấy cái đuôi nhô lên khỏi mặt nước. Cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẫm. Nó lại lặn xuống và khi con cá hãy còn mấp mé mặt nước, ông lão có thể nhìn thấy thân hình đồ sộ và những sọc màu tía trên mình nó. Cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ vây to lớn bên sườn xòe rộng.

Lần lượn này, ông lão có thể nhìn thấy mắt con cá và cả hai con cá chét xám bơi bên cạnh. Thỉnh thoảng hai con cá này rúc vào mình nó. Rồi có lúc chúng giạt ra. Chốc chốc chúng nhẹ nhàng bơi trong bóng của con cá lớn. Mỗi con dài cả thước và khi bơi nhanh, chúng vặn vẹo toàn thân như thể loài lươn.

Bây giờ ông lão đang toát mồ hôi đầm đìa nhưng không phải vì mặt trời mà là vì một nguyên nhân khác. Cứ mỗi vòng bơi bình lặng của con cá thì lão lại thu dây vào và lão chắc chỉ chừng hai vòng nữa thôi thì lão sẽ có cơ hội phóng lao vào nó.

Nhưng mình phải để nó đến gần, gần, thật gần, lão nghĩ. Mình không cần nhằm vào đầu. Mình phải nhằm vào tim.

“Hãy bình tĩnh và giữ sức, lão già ạ”, lão nói.

Vòng lượn tiếp theo, lưng con cá đã nhô lên nhưng hãy còn khá xa thuyền. Vòng tiếp theo đó, nó vẫn ở xa nhưng đã nhô mình lên cao hơn và ông lão tin chắc rằng nếu thu thêm dây thì con cá sẽ cập sát thuyền.

Lão đã chuẩn bị mũi lão trước đấy khá lâu; cuộn dây nhỏ của nó để trong cái xô tròn và một đầu dây đã được buộc vào cái mấu ở mũi thuyền.

Bây giờ con cá lại tiếp tục lượn theo vòng tròn của nó, chỉ có cái đuôi đồ sộ cử động, trông điềm tĩnh và tuyệt đẹp. Ông lão dốc hết sức ra kéo con cá vào gần hơn. Con cá khẽ nghiêng mình trong chốc lát. Rồi trở mình thẳng dậy và bắt đầu lượn thêm vòng nữa.

“Ta đã di chuyển được nó”, ông lão nói. “Ta đã di chuyển được nó rồi”.

Lúc này lão thấy xây xẩm mặt mày nhưng vẫn gượng hết sức bình sinh ra mà kéo con cá khủng lồ. Mình di chuyển được nó, lão nghĩ. Có lẽ lần này mình sẽ tóm được nó. Kéo đi, tay ơi, lão thầm giục. Hãy đứng vững, đôi chân kia. Tỉnh táo vì tao, đầu à. Hãy tỉnh táo vì tao. Bọn mày chưa bao giờ bại trận. Lần này ta sẽ lật được nó.

Nhưng khi lão tập trung hết sức lực, chuẩn bị dốc kiệt ra trước khi con cá bơi song song với mạn thuyền và gắng sức bình sinh mà kéo thì con cá chao mình tránh ra, lật thẳng người lên bơi đi.

“Cá ơi”, ông lão nói. “Cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chết. Mày muốn tao cùng chết nữa à?”.

Cứ cái đà này thì không ổn rồi, lão nghĩ. Miệng lão khô khốc không thể nói nổi, nhưng lúc này lão không thể với lấy chai nước. Lần này mình phải kéo nó cập mạn, lão nghĩ. Cứ thêm vài vòng nữa thì mình sẽ đuối sức. Không, mày khỏe, lão tự nhủ. Mày luôn khỏe.

Vòng lượn tiếp theo, lão gần như kìm được con cá. Nhưng lần nữa nó lại lật thẳng mình, từ từ bơi ra xa.

Mày đang giết tao, cá à, ông lão nghĩ. Nhưng mày có quáền làm như thế. Tao chưa bao giờ thấy bất kỳ ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ. Hãy đến và giết ta đi. Ta không quan tâm chuyện ai giết ai.

Giờ thì đầu óc mày đang lú lẫn lên hết cả rồi, lão nghĩ. Mày phải giữ đầu óc tỉnh táo. Hãy giữ đầu óc tỉnh táo và biết cách chịu đựng như một con người. Hay như một con cá, lão nghĩ.

“Đầu ơi, hãy tỉnh táo”, lão nói bằng giọng mà bản thân hầu như không còn nghe nổi. “Hãy tỉnh táo”.

Con cá lượn thêm hai vòng nữa mà vẫn vậy.

Mình không biết, ông lão nghĩ. Đã đến lúc lão có cảm giác như lão có thể đổ sụp xuống bất cứ lúc nào. Mình không biết. Nhưng mình sẽ cố thêm lần nữa.

Lão cố thêm lần nữa và khi kìm con cá, lão tưởng như mình đang ngất đi. Con cá rướn thẳng mình, lại chầm chậm bơi xa, cái đuôi đồ sộ lắc lư trong không trung.

Mình sẽ lại cố thêm, ông lão hứa mặc dù hai tay lão đã rã rời và mắt lão chỉ có thể nhìn rõ được từng lúc mà thôi.

Lão lại cố và mọi chuyện vẫn như cũ. Thế đấy, lão nghĩ và lão cảm thấy xây xẩm cả mặt mày trước lúc bắt đầu. Mình sẽ lại cố thêm một lần nữa.

Dồn hết mọi Cố nén cơn đau và những gì còn lại của sức lực và lòng kiêu hãnh đã rời bỏ từ lâu, lão mang ra đương đầu với cơn hấp hối của con cá và con cá tiến gần mạn thuyền, từ từ bơi nghiêng, mõm nó gần như chạm vào ván thuyền và sắp sửa vượt qua, dài, sâu, rộng, ánh bạc, vằn tía và bất tận trong dòng nước.

Ông lão buông sợi dây xuống, giẫm chân giữ rồi nhấc cao ngọn lao hết mức, vận hết sức bình sinh, cộng thêm sức lực lão vừa huy động trong người, phóng xuống sườn con cá ngay sau cái vây ngực đồ sộ, vươn cao trong không trung ngang ngực ông lão. Cảm thấy mũi sắt cắm phập vào, lão tì người lên ấn sâu xuống rồi dồn hết trọng lực lên cán lao.

Khi ấy,mang cái chết trong mình, con cá sực tỉnh, phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Nó dường như treo lơ lửng trong không trung phía trên ông lão và chiếc thuyền. Thoáng chốc nó rơi sầm xuống làm nước bắn tung trùm lên cả ông lão lẫn con thuyền.

Ông lão cảm thấy choáng váng, đau đớn; lão không thể nhìn rõ. Nhưng lão vẫn kịp đón sợi dây của ngọn lao rồi để nó từ từ chạy qua đôi tay xây xát, và khi đã nhìn rõ, lão thấy con cá nằm ngửa phơi cái bụng ánh bạc của nó lên trời. Cán lao nhô ra từ cái hốc sau vây cá, còn biển thì đang đổi màu bởi máu đỏ loang ra từ tim cá. Thoạt tiên, làn máu đen sẫm trông như bãi cát ngầm trong làn nước biếc sâu hơn ngàn thước. Rồi nó lan rộng nom tựa đám mây. Con cá trắng bạc, thẳng đơ, bồng bềnh trên sóng. Ông lão thận trọng quan sát khi thị lực còn tỏ. Rồi lão quấn sợi dây mũi lao hai vòng quanh cái mấu ở đầu thuyền và gục đầu vào lòng bàn tay.

“Hãy giữ đầu óc tỉnh táo”, lão nói khi tựa vào mạn thuyền.

“Ta là lão già mệt mỏi. Nhưng ta đã giết con cá này, người anh em ta, và bây giờ ta phải làm cái việc nhọc nhằn”. Lúc này mình phải chuẩn bị dây và thòng lọng để buộc con cá vào mạn thuyền, lão nghĩ. Dẫu cho mình có hai người để nghiêng thuyền kéo nó lên rồi tát nước ra thì chiếc thuyền này cũng không thể chứa nổi nó. Mình phải chuẩn bị mọi thứ, kéo nó vào buộc chặt rồi dựng cột, giong buồm trở về. Lão kéo con cá cặp sát thuyền để có thể luồn sợi dây qua mang, ra mõm rồi buộc nó vào mũi thuyền. Mình muốn ngắm nó, lão nghĩ, muốn chạm và sờ vào mình nó. Con cá là vận may của ta, lão nghĩ. Nhưng đấy không phải là lý do để ta muốn sờ nó. Ta chắc ta đã sờ trúng tim, lão nghĩ. Khi ta ấn cái cán lao lần thứ hai. Bây giờ phải kéo nó vào, buộc chặt; tròng một chiếc thòng lọng vào giữa thân và một chiếc nữa vào đuôi để buộc nó vào thuyền.

“Làm ngay đi, lão già ơi”, lão nói. Lão hớp một ngụm nước rất nhỏ.

“Bây giờ khi trận đấu đã kết thúc, vẫn phải làm một công việc hết sức nhọc nhằn”. Lão ngước nhìn bầu trời rồi cúi nhìn con cá. Lão chăm chú quan sát mặt trời. Chỉ vừa xế trưa thôi, lão nghĩ. Và gió mậu dịch đang thổi. Cả đám dây câu ấy bây giờ không quan trọng. thằng bé sẽ cùng mình nối lại khi về đến nhà.

“Đến đây, cá”, lão nói. Nhưng con cá không nhúc nhích. Thay vào đó, lúc này nó nằm dầm mình trong nắng và ông lão phải lôi con thuyền lại chỗ nó. Khi đến bên con cá và kéo đầu nó tì sát mũi thuyền, lão không thể nào tin được kích thước của nó. Lão tháo sợi dây ở cán lao ra khỏi cái mấu, luồn nó qua mang cá ra miệng, quấn một vòng quanh cái kiếm rồi lại đút sợi dây qua miệng ra mang kia, quấn một vòng quanh miệng cá, gút hai mối dây lại rồi cột vào cái mấu đằng mũi thuyền. Sau đó lão cắt sợi dây mang ra sau lái buộc thòng lọng vào đuôi cá. Da cá chuyển từ màu gốc, tím sẫm ánh bạc, sang màu trắng bạc và những cái sọc cũng có cùng màu tím nhạt như đuôi nó. Những đường sọc ấy lớn hơn cả bàn tay người xòe rộng, còn mắt nó trông đờ đẫn như những tấm kính trong kính viễn vọng hay như mắt một vị Thánh trong đám rước.

“Đấy là cách duy nhất để giết nó”, ông lão nói. Kể từ lúc uống nước, lão cảm thấy khỏe hơn và biết lão sẽ không bị ngất, đầu óc lão tỉnh táo. Với cái lối này thì con cá chắc phải nặng hơn nửa tấn, lão nghĩ. Có lẽ còn hơn cả thế. Nếu chỉ tính hai phần ba số lượng thịt từ trọng lượng ấy với giá ba mươi cent một pound thì sẽ được bao nhiêu…

“Ta cần một cái bút chì để tính”, lão nói.

“Đầu ta không thạo tính toán. Nhưng ta nghĩ Di Maggio vĩ đại sẽ tự hào về ta hôm nay. Ta không mắc chứng nẻ cựa gà. Nhưng đôi tay và lưng thì thực sự nhức nhối”. Mình chẳng hay chứng nẻ cựa gà là gì, lão nghĩ. Không chừng mình đã mắc chứng ấy mà không biết. Lão buộc chặt con cá vào mũi, đuôi thuyền và cả vào cái gióng ngang giữa thuyền. Con cá lớn đến nỗi trông như thể ông lão buộc một con thuyền khác lớn hơn nhiều vào thuyền mình. Lão cắt một mẩu dây mang đến buộc chặt cái hàm dưới của con cá vào miệng để miệng nó không há ra, để con thuyền lướt đi càng êm càng tốt. Rồi lão dựng cột, căng buồm với thanh đỡ là cái sào móc ở bên trên và cây sào dài giữ ở bên dưới; cánh buồm vá căng phồng, con thuyền bắt đầu lướt đi; tựa ngả người lên đuôi thuyền, lão lái về hướng Tây Nam. Lão không cần địa bàn để biết hướng Tây Nam. Lão chỉ cần nương theo hướng gió mậu dịch và chiều xoay trở của cánh buồm. Tốt hơn là mình nên buông một cái vó buộc vào sợi dây nhỏ để kiếm cái gì đó bỏ bụng và làm dịu cơn khát. Nhưng lão chẳng tìm thấy nó, còn mấy con cá mòi thì đã ươn ình. Vậy nên lão dùng cái móc khua một đám rong vàng vùng Nhiệt Lưu lên thuyền khi đám rong đó trôi qua và rũ bắt những con tôm nhỏ rơi xuống lòng thuyền. Chừng hơn mười con và chúng nhảy búng chân như loài bọ chét trên cát. ông lão dùng ngón cái và ngón trỏ rứt đầu rồi nhai gọn cả vỏ lẫn đuôi. Mấy con tôm rất bé nhưng lão biết chúng giàu chất dinh dưỡng, vả lại mùi vị của chúng thật dễ chịu. ông lão vẫn còn trong chai độ hai ngụm nước và sau khi ăn xong chỗ tôm ấy, lão uống hết một nửa. Con thuyền vẫn lướt êm bất chấp vật cản kia; ông lão cặp tay lái vào nách, lái thuyền đi. Lão có thể nhìn thấy con cá, và chỉ khi nhìn đôi tay và cảm nhận cái mạn thuyền dưới lưng, lão biết việc này đã thực sự xảy ra chứ đâu phải trong mơ. Đã có lúc khi cuộc đấu sắp kết thúc, người lão rệu rã đến nỗi lão nghĩ chuyện con cá hẳn là trong mơ. Rồi khi lão thấy con cá tung mình lên khỏi mặt nước, lơ lửng bất động trong không trung trước lúc rơi xuống thì lão chắc chắn là có điều gì đó thực sự quái đản và lão không thể nào tin nổi. Khi ấy lão không thể nhìn rõ, nhưng bây giờ mắt lão lại tỏ như thường.

Bây giờ lão biết con cá, đôi bàn tay và lưng lão đâu phải là mơ. Ta sẽ chóng lành, lão nghĩ. Mình đã rửa sạch máu và nước biển sẽ làm chúng bình phục. Dòng nước tối sẫm của chính vùng Nhiệt Lưu là phương thuốc làm nhanh lành da tay kì diệu nhất. Những gì phải làm bây giờ là giữ cho đầu óc tỉnh táo. Đôi tay đang làm bổn phận của chúng, chúng ta đi nhanh. Với cái miệng bị buộc chặt, cái đuôi dựng thẳng dứng, nhấp nhô, con cá và mình lướt đi như thể hai anh em. Rồi đầu óc lão bắt đầu hơi lẫn lộn, lão nghĩ, nó đang đưa ta vào bờ hay ta đang đưa nó… Nếu ta đang kéo nó phía sau thì chẳng cần phải thắc mắc gì nữa. Nếu con cá ở trên thuyền và dáng vẻ hiên ngang của nó tiêu tan hết thì cũng chẳng cần phải thắc mắc gì nữa. Nhưng cả con cá lẫn ông lão lại đang cặp kè lướt đi nên lão nghĩ, cứ để nó đưa ta vào bờ nếu việc đó làm hài lòng nó. Ta chỉ thạo hơn nó ở mỗi cái trò mánh lới; còn nó thì đâu có làm hại ta chút mảy may. Thuyền đi nhanh, ông lão nhúng hai bàn tay xuống nước mặn và cố giữ đầu óc tỉnh táo. Nhìn những đám mây tầng vươn cao và những dải mây tơ bên trên, ông lão biết gió nhẹ sẽ còn thổi suốt đêm. ông lão thường xuyên nhìn con cá để chắc chắn là nó có thực. Đấy là giờ đồng hồ đầu tiên trước khi con cá mập tấn công.

Leave a comment